BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC, NĂM HỌC 2021-2022

PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI QUANG                         Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Số: 34/BC-ĐQ                                                        Đại Quang, ngày 25 tháng 5 năm 2022

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC,

 NĂM HỌC 20212022

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. Thuận lợi

Cán bộ quản lý và các tổ trưởng chuyên môn đã có thời gian công tác lâu năm; đội ngũ cán bộ viên chức có trách nhiệm trong công tác.

Điều kiện cơ sở vật chất của trường đầy đủ.

Học sinh đi học có đầy đủ sách, vở và dụng cụ học tập.

  1. Khó khăn

Trường có 2 điểm trường mỗi điểm cách nhau 3,5 km; chỉ có 01 Phó hiệu trưởng, thiếu nhân viên văn thư, thiếu 11 giáo viên phải hợp đồng GV hưu dạy nhưng định mức lương năm 2022 lại không có, giáo viên phải dạy tăng tiết tài chính không chịu chi tiền, nên việc kiểm tra nội bộ của tổ và của quản lý nhà trường gặp khó khăn trong công tác kiểm tra.

Một số bộ phận CMHS ít quan tâm đến con em.

Trong năm học tại cơ sở 2 có thời điểm huyện lấy làm tận dụng khu cách ly nên trong năm học có 2 tháng học sinh trường phải học 1 buổi, cung đoạn đi lại quá xa.

  1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 20212022
  2. Xây dựng Ban kiểm tra nội bộ trường học; công tác tập huấn nghiệp vụ; đầu tư phương tiện, kinh phí cho hoạt động kiểm tra.

Căn cứ Công văn số 07/HD-TTr ngày 25/02/2014 của Thanh ta Sở GDĐT  về hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;

Căn cứ Hướng dẫn số 260/PGDĐT-NGLL ngày 12/10/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn công tác kiểm tra năm học 2021-2022;

Căn cứ Kế hoạch số 19/KH-TT ngày 14/9/2021 của Trường Tiểu học Đại Quang về việc thực hiện nhiệm vụ năm học

Kế hoạch số 32/KH-ĐQ ngay 07/10/2021 về kế hoạch hiểm tra nội bộ của trường năm học 2021-2022;

Trường Tiểu học Đại Quang báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022 như sau:

Vào đầu năm học, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT; Phòng GDĐT; Hiệu trưởng trường ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ của trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban và tổ kiểm tra chuyên môn và hoạt động sư phạm nhà giáo do Phó Hiệu trưởng làm tổ trưởng, tổ kiểm tra hành chính do Hiệu trưởng làm tổ trưởng; các thành phần tổ kiểm tra  gồm: TTCM, giáo viên cốt cán, các bộ phận có liên quan.

Trường có tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên của Ban và tổ kiểm tra nội bộ trường học.

  1. Việc tổ chức hoạt động kiểm tra
  2. Về xây dựng kế hoạch kiểm tra

Trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra chung trong năm học và kế hoạch cụ thể theo từng tuần, tháng, năm, học kỳ. Kế hoạch được triển khai đến tổ chuyên môn và các bộ phận để tổ chuyên môn và các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

  1. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra

2.1. Kiểm tra theo kế hoạch

Tổng số cuộc kiểm tra theo kế hoạch: 64/85 cuộc kiểm tra (đạt 75,3% theo kế hoạch). Trong đó:

– Số cuộc kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo:12 cuộc/12 cuộc kiểm tra (đạt 100% theo kế hoạch); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 02 cuộc. Cụ thể:

TT Tổng số GV Tổng số GV

đã KT

Tỷ lệ % Xếp loại chung
Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt YC
1 32 12 37,5 12      

– Số cuộc kiểm tra chuyên đề: 281/281cuộc (đạt 100% theo kế hoạch); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 11 cuộc; trong đó:

+ Kiểm tra chuyên đề đối với giáo viên: 261 cuộc/261 cuộc kiểm tra (đạt 100% theo kế hoạch); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 0 cuộc. Cụ thể:

 

TT Tổng số GV Tổng số GV

đã KT

Tổng số lần kiểm tra Tỷ lệ % Xếp loại chung
Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt YC
1 32 32   100 10      

+ Kiểm tra chuyên đề đối với tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận công tác: 22 cuộc/22 cuộc kiểm tra (đạt 100% theo kế hoạch); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 02 cuộc. Cụ thể:

+ Kiểm tra chuyên đề đối với tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận công tác: 22 cuộc/22 cuộc kiểm tra (đạt 100% theo kế hoạch); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 02 cuộc. Cụ thể:

 

TT Tổng số Tổ Tổng số Tổ

đã KT

Tổng số lần kiểm tra Tỷ lệ % Xếp loại chung
Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt YC
1 22 22 22 100 20 2    

2.2. Kiểm tra đột xuất

Tổng số cuộc kiểm tra đột xuất: 30/30 cuộc (Chủ yếu kiểm tra kế hoạch lên lớp của GV và cân đo, ATTP); tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 0 cuộc; trong đó:

– Số cuộc kiểm tra chuyên đề: 24 cuộc; tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: 5 cuộc (Kiểm tra chuyên đề đối với giáo viên: 20 cuộc, kiểm tra chuyên đề đối với tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận công tác: 4 cuộc, với 6 Tổ/nhóm chuyên môn).

  1. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra, xử lý sau kiểm tra, thanh tra

Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra đã đề ra trong năm học, hằng tháng hiệu trưởng lên lịch công tác chung, trong đó có nội dung kiểm tra ai, đối tượng, lớp nào để tổ chuyên môn căn cứ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Cuối mỗi tháng tổ chuyên môn, ban kiểm tra nội bộ tổng kết đánh giá kết quả báo cáo cho nhà trường những ưu điểm, tồn tại, rút kinh nghiệm và kết luận trước hội đồng.

  1. Tự đánh giá về công tác kiểm tra

– Những nội dung hạn chế, thiếu sót và sai phạm (nếu có);

Trong công tác kiểm tra những nội dung thường hay thiếu sót xảy ra đó là công tác chủ nhiệm lớp, vệ sinh khu vực trực của từng lớp, giờ giấc lên lớp đầu giờ, bảo vệ tiết kiệm điện nước.

Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại địa phương nên ảnh khưởng đên kế hoạch hiểm tra nội bộ của trường.

– Biện pháp xử lý.

Các sai sót trên nhà trường thường xuyên đánh giá, nhận xét trong mỗi cuộc họp hội đồng và Tổng phụ trách Đội nhận xét nhắc nhỡ chung dưới cờ.

III. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

  1. Công tác chỉ đạo, cập nhật thông tin phản ánh những sai phạm, tiêu cực trong công tác quản lý, công tác dạy và học trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do các cấp chuyển đến.

Trong năm học Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm đến công tác quản lý chỉ đạo Phó Hiệu trưởng và các tổ chuyên môn, bộ phận thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ và đề nghị GVCN thường xuyên theo dõi thông tin phản ảnh của cha mẹ học sinh phản ảnh về nhà trường .

  1. Công tác tiếp công dân

– Việc bố trí phòng tiếp dân, ban hành Nội quy tiếp công dân, phân công cán bộ tiếp dân và mở sổ tiếp công dân.

Phòng Hiệu trưởng cũng là phòng tiếp dân, có nội quy tiếp dân niêm yết bên ngoài và có mở sổ tiếp dân.

– Kết quả tiếp công dân (số lượt tiếp, nội dung, quy trình tiếp và kết quả giải quyết…).

Trong học kỳ 1 không có trường hợp nào phản ảnh về công tác giáo dục của trường.

  1. Xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo

– Việc mở sổ xử lý đơn thư (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh): Không

– Tổng số đơn thư đã nhận: Không  đơn (….. đơn khiếu nại, …… đơn tố cáo, ….. đơn kiến nghị, phản ánh), tăng (giảm) so với cùng kỳ năm học trước: …. đơn. Số đơn thư đã xử lý: …đơn (Khiếu nại:…..đơn, tố cáo:….đơn, kiến nghị, phản ánh:…..đơn). Cụ thể:

 

Phân loại Số đơn đã nhận Số đơn đủ ĐKGQ Số đơn không đủ ĐKGQ Số đơn đã giải quyết Phản hồi kết quả Số đơn tồn đọng
Số đơn thuộc thẩm quyền Khiếu nại Không 0 0 0 0 0
Tố cáo Không 0 0 0 0 0
Loại khác Không 0 0 0 0 0
Số đơn không thuộc thẩm quyền Khiếu nại Không 0 0 0 0 0
Tố cáo Không 0 0 0 0 0
Loại khác Không 0 0 0 0 0
Tổng cộng Không        0 0 0 0 0
  1. Tự đánh giá, kiến nghị: Không
  2. Công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiện, chống lãnh phí

( Việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí)

Vào đầu năm học nhà trường triển khai đầy đủ các văn bản pháp quy trước hội đồng sư phạm trong đó các văn bản quy định của các cấp, các ngành có liên quan về viêc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham nhũng.

  1. V. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm
  2. Đặc điểm tình hình

Trường Tiểu học Đại Quang có 02 điểm trường, có 32 lớp, 47 giáo viên (11 giáo viên thỉnh giảng), 989 học sinh.

  1. Công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường
  2. a) Việc triển khai thực hiện các văn bản về dạy thêm, học thêm của Bộ, Tỉnh, Sở, Huyện và Phòng GDĐT

Việc triển khai thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT; Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 về việc Ban hành Quy định quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Công văn số 940/SGDĐT-VP về việc Hướng dẫn thực hiện Quy định tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các văn bản hướng dẫn về quản lý dạy thêm, học thêm của địa phương…;

– Việc triển khai Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Giáo viên của trường không có tổ chức dạy thêm học thêm

  1. b) Công tác tham mưu với UBND xã (thị trấn) ban hành công văn về quản lý dạy thêm, học thêm

Nhà trường đã triển khai các văn bản quy định cấm dạy thêm, học thêm của cấp trên trước các cuộc họp Cha mẹ học sinh

  1. c. Việc tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm tra dạy thêm, học thêm

– Việc tham mưu các Ban, ngành liên quan để tổ chức kiểm tra: Không

– Việc xây dựng kế hoạch: Không

  1. Công tác kiểm tra dạy thêm, học thêm
  2. a) Kết quả kiểm tra dạy thêm, học thêm trong nhà trường

– Số cuộc đã kiểm tra: không./số cuộc theo kế hoạch: KHông

– Nội dung, phương pháp kiểm tra: Không

– Kết quả kiểm tra (Những hiện tượng vi phạm và kết quả xử lý): Không

  1. b) Kết quả kiểm tra dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

– Số cuộc đã kiểm tra…./số cuộc theo kế hoạch: Không

– Nội dung, phương pháp kiểm tra: Không

– Kết quả kiểm tra (Danh sách GV vi phạm, hiện tượng vi phạm và kết quả xử lý): Không

* Chú ý: Đối với cấp tiểu học, mầm non nêu rõ đã phát hiện những hình thức nào (giữ trẻ, dạy thêm ngoài giờ, dạy bồi dưỡng năng khiếu ,…) ghi cụ thể số lượng giáo viên tổ chức theo hình thức, biện pháp đã xử lý; Đối với cấp THCS nêu rõ đã phát hiện những hình thức nào (dạy thêm ngoài nhà trường; đã được cấp phép hay chưa), biện pháp xử lý.

  1. Đánh giá chung, kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý dạy thêm, học thêm
  2. Đánh giá chung (Nêu rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế)

Không

  1. Kiến nghị, đề xuất

Không

  1. Thực hiện chế độ báo cáo (thường xuyên, đột xuất)

Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo yêu cầu theo quy định

  1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
  2. Ưu điểm

– Thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra trong năm học.

– Quản lý, giáo viên trong nhà trường đều xác định đây là việc làm thường xuyên nên công tác kiểm tra nội bộ trường học diễn ra tốt đẹp.

– Qua công tác kiểm tra giúp cho nhà trường nắm bắt được chương trình, nội dung giảng dạy theo quyết định 16/BGDĐT và chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1; giúp cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trao đổi được kinh nghiệm trong công tác, nâng cao được năng lực làm việc.

– Giúp cho Hiệu trưởng quán xuyến được các hoạt động của nhà trường như: quản lý chặt chẽ được công tác dạy và học, chất lượng học tập của học sinh; quản lý tốt tài sản, tài chính, công tác bán trú của nhà trường, nề nếp học sinh và công tác của đội ngũ.

– Năng lực giảng dạy của giáo viên được nâng lên; chất lượng học tập của học sinh được duy trì.

– Cơ sở vật chất thường xuyên được bổ sung; công tác quản lý bán trú: ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo an toàn.

– Tư tưởng đội ngũ: tốt; nội bộ đoàn kết.

  1. Hạn chế

Công tác kiểm tra đôi lúc không đảm được kế hoạch thời gian đề ra. Lý do thời gian dịch bệnh Covid-19 học sinh phải nghỉ chuyển sang học trực, học sinh học một buổi, cơ sở 2 của trường huyện lấy làm khu cách ly nhiều tháng nên ảnh hưởng đến công tác kiểm tra nội bộ.

Giáo viên thỉnh giảng nhiều 11 giáo viên nên chỉ tiêu cơ bản trong kiểm tra cũng ở mức độ.

III. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế

Giáo viên dạy thỉnh giảng nhiều 11/45giáo viên tỉ lệ chiếm 28,9% (giáo viên về hưu nhu cầu trường cần) nên không thể kiểm tra đánh giá như giáo viên biên chế được.

Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại địa phương xã Đại Quang (vùng đỏ) nên công tác tổ chức dạy học và kiểm tra không đảm bảo như kế hoạch đề ra trong học kỳ.

  1. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trong năm học 2022-2023 Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ Phó Hiệu trưởng, biên chế giáo viên, nhân viên văn thư để trường thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hợn.

Trên đây là báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021 – 2022 của Trưởng Tiểu học Đại Quang./.

 

Nơi nhận:                                                                

Phòng GDĐT để (b/c);

– .Phó Hiệu trưởng

-Các tổ chuyên môn, CĐ;

– Lưu: VT.

 

HIỆU TRƯỞNG