CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HS GẶP KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP

Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, trong nhà trường chúng ta. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém nhiều hay ít, mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng cá nhân tôi mà hầu hết của tất cả các GV đều cho rằng đây là một việc làm hết sức khó khăn. Nhất là đối với học sinh lớp 1 là nền móng của cấp học, nếu móng không vững thì tường sẽ đổ. Vì thế việc phụ đạo cho học sinh lớp 1 là điều cần thiết và phải làm, nếu hổng kiến thức sơ đẳng ở lớp 1 thì các lớp trên sẽ là hệ lụy của một đời học sinh. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải hạn chế tỉ lệ HS chậm tiến, HS ngồi nhầm lớp.
Muốn làm được điều đó, đối với lớp 1 chỉ cần phần âm, vần chưa thành thạo thì phải phụ đạo ngay, trước hết phải khảo sát thật kỹ từng đối tượng trong lớp để nắm bắt kỹ từng tâm lý học sinh để có hướng điều chỉnh
+ Ngay từ đầu năm, GVCN khảo sát HS thông qua hồ sơ mẫu giáo, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua cha mẹ học sinh.
+ Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể và phân loại từng đối tượng như sau:
– Do hoàn cảnh gia đình.
– Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, chưa chăm chỉ.
– Chậm phát triển trí não, tự kỉ, tăng động giảm chú ý…
+ Từ đó, GVCN lập danh sách HS yếu và phân loại học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng như: Đọc – viết, tính toán, …
+ TTCM tổng hợp danh sách HS yếu từng mặt và xây dựng kế hoạch phụ đạo cho HS theo từng tuần, từng tháng và gởi đến các lớp trong tổ. GVCN các lớp dựa vào kế hoạch của tổ và dựa vào HS lớp mình để xây dựng kế hoạch phụ đạo phù hợp.
+ Trong những lần sinh hoạt chuyên môn tổ, các giáo viên trong tổ sẽ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp tối ưu giúp cho công tác phụ đạo có hiệu quả hơn.
+ GVCN lập sổ theo dõi từng đối tượng HS, theo dõi sự tiến bộ của học sinh và có biện pháp phụ đạo hợp lí, kịp thời.
+ GV dùng biện pháp lặp đi lặp lại để giúp các em đạt mức độ yêu cầu.
+ Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm, động viên giúp đỡ các em trong học tập để các em có đầy đủ đồ dùng, sách vở…cùng hòa nhập với các bạn trong lớp.
+ Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng cho từng nhóm đối tượng. HS hạn chế phần nào cần bổ sung phần đó và có sổ ghi chép hằng ngày các lỗi HS bị hạn chế và kịp thời có giải pháp khắc phục
+ Duy trì 15 phút truy bài đầu giờ, xây dựng đôi bạn cùng tiến (1 em học khá kèm 1 em học yếu), phụ đạo các em vào các tiết luyện. GV tranh thủ giờ giải lao để gọi các em chậm tiến đọc lại bài vừa học.

+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để những em học tốt giúp đỡ những em chậm tiến bộ.
+ Hằng tháng nhà trường tổ chức 1 buổi phụ đạo riêng cho các em học chậm. GVCN lên kế hoạch để phụ đạo cho các em.

TỔ 1