KẾ HOẠCH Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, năm học 2021-2022
PHÒNG GD-ĐT ĐẠI LỘC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
TRƯỜNG TH ĐẠI QUANG | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
Số / KH-ĐQ | Đại Quang, ngày tháng 9 năm 2021 | |
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, năm học 2021-2022
Căn cứ Công văn số 188/CV-PGDĐT ngày 06/9/2021 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục tiểu học;
Căn cứ Phương hướng số 18/PH-ĐQ ngày 14/9/2021 của trường tiểu học Đại Quang về Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;
Căn cứ vào tình hình thực tế học sinh đầu năm học 2021-2022 của trường; Nay Bộ phận chuyên môn trường Tiểu học Đại Quang có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu cụ thể năm học 2021- 2022 cụ thể như sau:
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được các năm qua trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đào tạo được một đội ngũ học sinh có kiến thức vững làm nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước mà toàn ngành giáo dục đã và đang ra sức chỉ đạo, phát động nhiều phong trào dạy tốt, học tốt từ đó giúp các em luôn được mở rộng, nâng cao kiến thức tạo nền tảng cho việc tự học, tự khám phá ra những kiến thức mới. Trên cơ sở đó xây dựng cho học sinh có thái độ, lòng tự tin, sự say mê học tập, góp phần nâng cao chất lượng ngày càng cao so với mặt bằng chung của cả huyện và cũng là tiền đề vững chắc khi bước vào bậc học phổ thông cơ sở cho những năm sau.
- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Tổng số học sinh : 971em/ 453 nữ
Tổng số lớp : 32 lớp ( Cơ sở 1 :17 lớp ; Cơ sở 2 :14 lớp )
Tổng số GVCN : 32 GV
Tổng số GV trực tiếp giảng dạy : 47 GV
- Thuận lợi:
Trường được sự chỉ đạo, quan tâm, theo dõi của các cấp lãnh đạo.
Được sự quan tâm hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện tích cực của hội CMHS.
Trình độ đào tạo của GV đảm bảo đạt chuẩn cao. Phần lớn các GV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, nhanh chóng tiếp cận phương pháp dạy học mới, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, đây là cơ sở để thúc đẩy phong trào của nhà trường đi lên.
- Khó khăn :
Trong công tác dạy học yêu cầu thường xuyên đổi mới, một số GV chưa thật sự phát huy hết khả năng tự học, tự nghiên cứu ( ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong tích lũy viết và áp dụng SKKN.. )
Đời sống nhân dân trong địa bàn còn khó khăn, thu nhập thấp nên việc đóng góp của nhân dân, của PHHS còn hạn chế.
Đây là vùng thấp lụt, hằng năm thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho nhà trường và nhân dân.
III. CÁC BIỆN PHÁP, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THỰCHIỆN:
1. Thời gian tổ chức
Căn cứ theo tinh thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục & Đào tạo Đại Lộc và tình hình thực tế của nhà trường.
Thực hiện giai đoạn 1 từ ngày 15/9/2021 – 31/12/2021.
– Tổ sàng lọc, tuyển chọn và thành lập đội tuyển học sinh năng khiếu khối lớp 2; 3; 4, 5.
– Xây dựng nội dung nâng cao kiến thức và phương pháp trong việc giảng dạy.
– Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch và bồi dưỡng tại lớp.
Thực hiện giai đoạn 2 từ ngày 03/01/2022 -> 31/3/2022.
– Tập trung dạy các bài tập vận dụng kiến thức đi sâu vào thực tế đời sống hằng ngày của các em, mở rộng kiến thức.
Thực hiện giai đoạn 3 từ ngày 01/04/2022 đến kết thúc năm học.
– Tiếp tục bồi dưỡng số học sinh năng khiếu để nâng cao chất lượng.
– Tổ chức giao lưu HS năng khiếu từ khối 2 đến khối 5 cấp trường. Tham gia giao lưu HS năng khiếu cấp Huyện tập trung theo kế hoạch của PGD (nếu có).
- Đối tượng dạy:
Giao quyền cho các giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học sinh thông qua các tiết học hàng ngày trên lớp.
Ngoài việc bồi dưỡng trong các tiết học, nhà trường, tổ chuyên môn còn sắp xếp bố trí cho giáo viên có trình độ tay nghề vững, yêu nghề mến trẻ và có tâm huyết với nghề để dạy bồi dưỡng vào sáng thứ bảy hằng tuần.
Lưu ý : Kế hoạch GV bồi dưỡng cụ thể từng môn, từng buổi học giao về tổ chuyên môn
- NỘI DUNG BỒI DƯỠNG:
- Nội dung dạy học
Dạy theo chương trình chung, không dạy những nội dung kiến thức, kĩ năng ngoài chương trình, không dạy trước chương trình, không đưa kiến thức từ lớp trên xuống lớp dưới để giảng dạy.
Về cách học: học sinh biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng học sinh khác trong lớp.
Nội dung bồi dưỡng theo định hướng sau, tùy tình hình thực tế tổ chuyên môn bổ sung cho phù hợp. Giáo viên bồi dưỡng giải quyết những bài tập giảm tải theo CV 5842 của BGDĐT.
- Từng môn bồi dưỡng cụ thể
- a) Môn Tiếng Việt : (Có chương trình riêng)
a.1.Đối với lớp 2:
* Phần Luyện từ và câu
Hiểu nghĩa của từ , biết vận dung một số từ ngữ đặt câu theo chủ đề .
Điền từ sát nghĩa trong 1 bài ( hoặc đoạn viết ) cho sẵn .
Hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các từ trong một chủ đề .
Hiểu và tìm được các từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa; từ chỉ đặc điểm của sự vật.
Tìm được các câu tục ngữ, ca dao theo chủ đề cho sẵn .
Biết đặt và trả lời câu hỏi với các kiểu câu khác nhau .
Cách dùng các dấu câu trong khi viết câu .
* Phần Tập làm văn
Năm được yêu cầu và cách làm một số bài tập làm văn ở các dạng: kể chuyện, quan sát tranh, viết đoạn văn ngắn theo chủ đề,…
a.2. Đối với lớp 3
* Luyện từ và câu
Hiểu được một số từ ngữ theo chủ đề .
Biết điền từ ở một số bài cho sẵn. Biết dùng từ ngữ để đặt câu.
Nhận diện và biết đặt câu có dùng biện pháp so sánh , nhân hoá ; các từ chỉ hoạt động, tính chất.
Mở rộng vốn từ theo các chủ đề .
Nắm được một số câu tục ngữ, ca dao nói về một đề tài, hiểu và biết vận dụng.
Biết sử dụng một số dấu câu. Thực hành đánh dấu câu .
Kể lại được câu chuyện đã đọc đã nghe hoặc đã dược đọc
* TLV: Biết viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu, theo chủ đề, biết dùng từ chính xác, bài văn có hình ảnh ….
* Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
a.3. Đối với lớp 4
* Luyện từ và câu
Nắm chắc các từ loại danh từ, động từ, tính từ trong câu.
Biết mở rộng vốn từ theo các chủ đề .
Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong các loại câu.
Biết sử dụng các dấu câu trong khi đặt câu.
Biết thêm trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân, phương tiện cho câu
*Tập làm văn
Biết xây dựng được đoạn văn kể chuyện, các cách mở bài khác nhau ….
Biết viết được loại văn miêu tả và cách dùng từ gợi tả về hình ảnh, màu sắc
* Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp theo nhóm đó.
Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa .
a.4. Đối với lớp 5
* Luyện từ và câu
Nắm chắc các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm khác nghĩa, từ nhiều nghĩa.
Nắm được về mối quan hệ từ trong câu, cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
Biết cách viết liên kết các câu bằng từ ngữ nối …
Cách ghi các dấu câu.
* Tập làm văn
Biết xác định nội dung yêu cầu đề bài, xác định được các loại văn tả cảnh, tả người, tả đồ vật, cây cối, kể chuyện ….
Biết dùng từ gợi tả, so sánh để tạo thêm bài văn có cảm xúc.
* Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
Sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu, viết đoạn .
- b) Môn Toán
Nội dung bao gồm :
Số và chữ số – dãy số (Số tự nhiên ,số thập phân, phân số)
Các phép tính về số tự nhiên, số thập phân, phân số.
Các tính chất của các phép tính.
Các dạng tìm hai số ..
Các bài toán có lời văn.
Các bài toán điển hình.
Đại lượng và đo đại lượng.
Hình học .
b.1. Đối với lớp 2
*Các số tự nhiên : Hiểu và nắm được :
Phép cộng và phép trừ. Mối quan hệ và các tính chất .
Phép nhân 2, 5, chia đến 2, 5 .
Biết gọi tên các thành phần của phép cộng và trừ .
*Các đại lượng :
Học sinh nắm được đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo.
Học sinh nắm được đơn vị đo khối lượng – Dung tích ( lít ).
*Các yếu tố hình học
Biết nhận dạng hình hình khối.
Vẽ thêm và tìm số luợng có trong hình – Nêu tên .
*Giải toán có lời văn
Biết tóm tắt đề toán. ( bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng .)
Giải toán dạng thêm, bớt, ít hơn, nhiều hơn …
Biết lí giải bài toán đơn giản .
b.2. Đối với lớp 3:
* Các số tự nhiên
Thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia. Làm quen và tính được giá trị các biểu thức .
Nắm được thành phần của phép chia, nhân. Tìm thành phần chưa biết.
* Các đại lượng
Nắm và hiểu được, phân biệt được đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian
Nắm được các mối quan hệ của đơn vị đo
* Các yếu tố hình học
Tìm số lượng hình, nêu tên hình, vẽ thêm hình.
Biết được đỉnh, góc, cạnh góc vuông, góc không vuông.
Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi và diện tích hình vuông.
Biết vẽ tâm, đường kính, bán kính và trang trí hình tròn.
* Giải toán có lời văn
Biết tóm tắt đề toán ( bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng )
Giải toán dạng thêm, bớt, ít hơn, nhiều hơn, gấp, giảm một số lần .
Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- 3.Đối với lớp 4:
Các số tự nhiên
Biết viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tính chất của các phép tính .
Nắm được và thực hiện đúng các biểu thức, dãy số, quy luật về dãy số.
Thực hiện được các dạng toán tìm x.
* Phân số:
Biết cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Nắm được tính chất phân số, so sánh phân số cùng mẫu, cùng tử hoặc mượn phân số trung gian để so sánh.
Biết quy đồng phân số.
* Đo lường
Hiểu và biết đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
* Hình học
Biết tính diện tích hình bình hành, hình thoi .
Nhận diện được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, vẽ được hai đường thẳng vuông góc, song song; vẽ hình chữ nhậ , hình vuông …
* Các loại toán điển hình
Nắm thành thạo các bước ở các dạng toán: TB cộng, tìm hai số khi biết tổng hiệu, tổng tỉ; hiệu và tỉ ….
b.4. Đối với lớp 5
*Số tự nhiên
Nắm chắc thêm về số và chữ số, dãy số, quy luật dãy số.
Nắm chắc tính chất của 4 phép tính.
Tính nhanh theo nhiều dạng.
Các dạng toán tìm x.
*Số thập phân
Nắm chắc về cộng, trừ, nhân, chia so sánh số thập phân.
Viết được các số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
*Hình học
Biết được các yếu tố của hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương và cách tính chu vi, DT các hình. Vận dụng biến đổi công thức tính
* Đối lớp 1: đến hết tháng 10 mới lập KH bồi dưỡng
- a) Tiếng Việt: HS nắm được từ, câu. Biết phân biệt chính tả. Viết chữ đúng độ cao, cỡ chữ
- b) Toán: Biết công trừ trong phạm vi 100, giải toán bằng 1 phép tính. Biết nhận diện và đếm được số hình tam giác, hình vuông, chữ nhật
- Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
- Hình thức
Nhà trường không tổ chức thành lớp riêng để bồi dưỡng cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Trong giảng dạy giáo viên tạo điều kiện cho học sinh năng khiếu hoà nhập và phát huy tác dụng đối với học sinh trong lớp. Học sinh có năng lực cần giúp đỡ, kèm cặp học sinh chậm tiến trong lớp.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến chủ yếu được tiến hành vào buổi dạy thứ hai theo từng nhóm, từng môn học với hệ thống kiến thức riêng cho từng đối tượng học sinh.
Trong giờ học chính khoá, đối với học sinh năng khiếu, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc bài tập phù hợp với khả năng phát triển của học sinh theo hướng phân hoá đối tượng học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung kiến thức theo nhóm vấn đề để tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh lớp mình dạy.
- Phương pháp dạy học
Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm và kết quả học tập của học sinh năm học trước, mỗi giáo viên chủ nhiệm có danh sách phân loại đối tượng học sinh từ đó giáo viên xác định và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh nói chung, đối tượng học sinh năng khiếu nói riêng.
Giáo viên lựa chọn nội dung mỗi tiết học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy trí thông minh, sáng tạo khi trả lời câu hỏi hoặc giải các bài tập; tạo điều kiện cho học sinh giỏi biết cách hướng dẫn đối tượng học sinh khác học tập và đạt kết quả tốt.
Giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống xung quanh; nội dung học và vận dụng cần tạo điều kiện để tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập và phát triển năng lực, sở trường, năng khiếu của từng em.
Giáo viên tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi lớp (dạy trên lớp theo hình thức giao lưu, dạy ngoài không gian lớp học; tổ chức tham quan, ngoại khoá để học sinh được học tập thông qua hoạt động thực tế; học ở thư viện, hoặc tham gia các trò chơi, cuộc thi, hội diễn, hội thao, triển lãm tranh bổ ích đối với việc giáo dục toàn diện).
Ngoài ra, nên tổ chức các buổi sinh hoạt như một hội thảo nhỏ để học sinh giỏi trình bày cách học, cách suy nghĩ khi làm một bài toán, bài tập làm văn, Qua đó góp phần bồi dưỡng học sinh năng khiếu đồng thời tác động tích cực đến những đối tượng học sinh khác trong lớp.
Các tổ chuyên môn tổ chức hội thảo về nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh năng khiếu theo từng khối lớp.
Kết hợp tổ chức giao lưu học sinh năng khiếu ở các cấp (trường, huyện) với yêu cầu tạo điều kiện để các em thể hiện khả năng vận dụng, tư duy sáng tạo về một vấn đề, một đơn vị kiến thức trong chương trình, nhằm giúp học sinh tự tin và có hướng phấn đấu trong tương lai.
- Trách nhiệm trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu
c.1. Nhà trường
Đầu năm học nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chậm tiến và chỉ đạo giáo viên thực hiện, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu nói riêng chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, đảm bảo công bằng trong giáo dục cho học sinh cũng như góp phần định hướng cho công tác bồi dưỡng nhân tài của đất nước trong tương lai.
Chỉ đạo về việc hội thảo bồi dưỡng học sinh năng khiếu, kiểm tra theo dõi đánh giá quá trình dạy học của giáo viên, học sinh. Nắm bắt kết quả học tập của học sinh từ đó có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng phù hợp với từng lớp, khối lớp.
Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng HS năng khiếu để các khối tham khảo, riêng các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tin học, Khoa, Sử- Địa, Ngoại ngữ giáo viên phụ trách dạy môn đó chủ động xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng.
c.2. Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chậm tiến triển khai đến giáo viên trong tổ. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh năng khiếu và học sinh chậm tiến của lớp, xây dựng kế hoạch và thiết kế nội dung bồi dưỡng và phụ đạo.
Danh sách học sinh chậm tiến căn cứ trên bài khảo sát chất lượng đầu năm học của lớp.
Hội thảo bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong các buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra đánh giá; phổ biến và phát huy kinh nghiệm tốt thảo luận tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
c.3. Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học năng khiếu và học sinh chậm tiến của lớp gửi về tổ chuyên môn để tiện theo dõi trong qúa trình bồi dưỡng và phụ đạo.
Lập kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng học sinh năng khiếu và nội dung phụ đạo học chậm tiến sát với tình hình thực tiễn học sinh lớp mình đang dạy, đề xuất đóng góp ý kiến, đưa ra những phương pháp hình thức tổ chức dạy học để trao đổi rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu; kiến nghị, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chậm tiến ở lớp theo kế hoạch của trường và phải đảm bảo chỉ tiêu theo Nghị quyết CB-VC đầu năm học.
- Biện pháp
a.Về giáo viên
Giáo án bồi dưỡng Tiếng Việt và Toán. Mỗi ngày GVCN chuẩn bị nội dung bài tập cụ thể và giao bài tập trong nội dung giảm tải và bài tập nâng cao cho các em về làm (giáo viên hướng dẫn riêng, kiểm tra hàng ngày).
Bài làm của học sinh được chấm và kiểm tra hàng ngày, hướng dẫn tìm tòi lời giải, rèn kĩ năng giải ( đ/v môn Toán ). Câu hỏi LTVC, TLV(đv môn TV ).
Chú ý kiểm tra chính tả ở bài TLV, củng cố các từ loại và loại cho các em.
Giáo viên bồi dưỡng có giáo án và kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho từng tháng, tuần.
b.Về học sinh:
Vở học bồi dưỡng riêng được dùng chung với các bài tập thực hành hằng ngày trên lớp, các bài tập nâng cao được đánh dấu * trước lề ( BGH sẽ kiểm tra hàng tuần, hàng tháng.)
Ngoài việc kiểm tra định kỳ của nhà trường , giáo viên bồi dưỡng thường xuyên kiểm tra , khảo sát mỗi chương đã học sinh, cứ 4 tuần kiểm tra 1 lần, đánh gía sát kết quả để có hướng điều chỉnh, bổ sung kiến thức trong thời gian tiếp theo.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu của Trường Tiểu học Đại Quang năm học 2021-2022. Kính đề nghị các TTCM nghiên cứu kỹ kế hoạch để triển khai đến tất cả giáo viên trong tổ thực hiện thật nghiêm túc để đạt được kết quả cao nhất./.
Nơi nhận KT.HIỆU TRƯỞNG – Tổ CM PHÓ HIỆU TRƯỞNG
– Lưu VT
(Đã Ký)
Lê Văn Quảng
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
- MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 5:
Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn Tiếng Việt lớp 5
+ Luyện từ và câu : Bồi dưỡng theo dạng nâng cao : Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ.
- Tập đặt câu theo mô hình gộp câu, chia câu .
- Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .
- Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp theo nhóm đó.
- Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa
+ Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu, viết đoạn .
+ Tập làm văn : Hướng dẫn phương pháp làm một bài văn
- Cung cấp cho học sinh hiểu thế nào là một bài văn hay
- Củng cố các kiểu bài : tả cảnh, tả người, tả đồ vật và kể chuyện .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 4:
Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn tiếng việt lớp 4
+ Luyện từ và câu :
- Bồi dưỡng theo dạng nâng cao : Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ.
- Tập đặt câu theo mô hình gộp câu, chia câu .
- Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .
+ Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
- Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp theo nhóm đó.
- Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa .
+ Tập làm văn : Hướng dẫn viết đoạn văn từ 15 – 20 dòng . Đi sâu vào văn kể chuyện, tả cảnh, tả đồ vật, tả loài vật .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 3:
Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn tiếng việt lớp 3
+ Luyện từ và câu : Bồi dưỡng theo dạng nâng cao : Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của t , thành ngữ, tục ngữ. theo các chủ điểm đã học
- Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .
- Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm .
- Biết đặt câu hỏi cho t ừng bộ phận c ủa câu
+ Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu, viết đoạn .
+ Tập làm văn : Hướng dẫn phương pháp làm một đoạn văn
- Cung cấp cho học sinh hiểu thế nào là một bài văn hay
- Củng cố kiểu bài : kể chuyện ..
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 2:
Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn tiếng việt lớp 2
- Bồi dưỡng theo dạng nâng cao : Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, từ loại, câu (kiểu câu, thành phần câu )
- Tập dùng từ để đặt câu
- Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau
+ Cảm thụ văn học: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
- Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm
- Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa .
+ Tập làm văn : Hướng dẫn viết đoạn văn từ 5 đến 6 dòng . Đi sâu vào các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
- MÔN TOÁN :
LỚP 5:
- Tóm lược toàn bộ chương trình toán lớp 5 theo sách giáo khoa .
- Bồi dưỡng theo dạng toán nâng cao .
- Nắm vững bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia); các dạng tổng hợp; các dạng toán điển hình như: Quan hệ tỉ lệ, Tỉ số phần trăm, Toán chuyển động đều, giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Thực hiện các phép tính về phân số, số thập phân .
- Thực hiện các bài toán về hình học: hình thang, hình trụ, hình tròn, hình lập phương và một số dạng của hình tam giác .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 4 :
- Tóm lược toàn bộ chương trình toán lớp 4 theo sách GK
- Bồi dưỡng theo dạng nâng cao
- Nắm vững bốn phép tính cơ bản, các dạng tổng hợp, các dạng toán điển hình như:Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
- Thực hiện các phép tính về phân số
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 3 :
- Tóm lược toàn bộ chương trình toán lớp 3 theo sách GK
- Bồi dưỡng theo dạng nâng cao
- Nắm vững bốn phép tính cơ bản, các dạng tổng hợp, các dạng toán điễn hình như:giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Mối quan hệ giữa các đại lượng .
- Các yếu tố hình học: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, diện tích hình vuông,diện tích hình chữ nhật .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng theo đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành .
LỚP 2 :
- Tóm lược toàn bộ chương trình toán lớp 2 theo sách giáo khoa .
- Bồi dưỡng theo dạng nâng cao
– Nắm vững bốn phép tính cơ bản , tính giá trị các biểu thức
- Mối quan hệ giữa các đại lượng .
- Các yếu tố hình học: Hình tứ giác, hình chữ nhật, đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Giải toán hợp bằng hai phép tính .
- Tham khảo và bồi dưỡng thêm các dạng đề của PGD và bồi dưỡng theo tài liệu của ngành
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CỤ THỂ
MÔN TIẾNG VIỆT 5 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | Luyện từ và câu :
– Từ đơn, từ ghép, từ láy – Đặt câu về chủ đề : Quê hương Tập làm văn : – Hướng dẫn cách lập một dàn bài – Hướng dẫn phương pháp làm một bài tập làm văn .
|
Tháng 10 | Luyện từ và câu :
– Phương pháp luyện viết câu. – Các kiểu từ láy, dạng láy . – Câu theo mục đích : câu kể, câu hỏi, câu cảm . Tập làm văn : – Tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề : Mẹ con, Bà cháu . – Làm văn theo kiểu bài tả cây cối.
|
Tháng 11 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ – Tập đặt câu theo mô hình câu gộp, chia câu – Tập phát hiện các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ . – Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp các từ ngữ theo nhóm đó Tập làm văn : – Viết đoạn văn ngắn nói về cơn mưa đầu mùa, dòng sông quê em hay tả cảnh đêm trăng đẹp . – Viết bài văn tả loài vật . |
Tháng 12 | Luyện từ và câu :
– Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm, bồi dưỡng theo dạng nâng cao . – Ôn tập các từ loại : danh từ , tính từ , động từ . – Cung cấp các điệp từ, điệp ngữ trong câu văn, câu thơ, nhấn mạnh ý Tập làm văn : – Tập phân tích vẻ đẹp cảm thụ văn học trong các bài tập đọc, học thuộc lòng . – Viết bài văn tả cảnh khoảng 20 dòng |
Tháng 1&2 | Luyện từ và câu :
– Luyện viết câu ghép, nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ . – Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng . – Tập dùng tính từ, dùng biện pháp so sánh để mở rộng câu, làm cho câu có hình ảnh – Tìm từ trái nghĩa, gần nghĩa, giải nghĩa các từ gốc Hán – Việt – Tập phân tích vẻ đẹp cảm thụ văn học trong các bài tập đọc, học thuộc lòng Tập làm văn : – Lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả người . – Viết bài văn tả người . |
Tháng 3 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng từ,tập phân tích vẻ đẹp và cảm thụ văn học qua các đoạn văn, đoạn thơ – Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu – Tìm các thành phần : trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ – Luyện viết câu ghép, nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ . – Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu . Tập làm văn : – Hướng dẫn cách phân tích đề, cách quan sát sắp xếp ý theo kiểu bài tả cảnh sinh hoạt xen tả cảnh . – Tập trung đi sâu vào văn kể chuyện, văn tả người . |
Tháng 4 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ theo các chủ đề đã học. – Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ . – Ôn tập về câu : Các thành phần cấu tạo câu – Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu ghép . – Kiểm tra về phân loại câu theo cấu trúc . – Ôn tập về dấu câu . Tập làm văn : -Tập trung đi sâu vào thể văn tả đồ vật, tả người, tả cảnh sinh hoạt |
Tháng 5 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ theo các chủ đề đã học. – Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ . – Kiểm tra về phân loại câu theo cấu trúc . – Ôn tập về dấu câu . Tập làm văn : – Hướng dẫn cách phân tích đề ,cách quan sát sắp xếp ý theo kiểu bài tả người hoạt động xen tả cảnh . – Tập trung đi sâu vào thể văn tả đồ vật, tả người, tả cảnh sinh hoạt .
|
MÔN TIẾNG VIỆT 4 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ về : Quê hương . – Từ đơn, từ ghép, từ láy, đặt câu về chủ đề : Quê hương Tập làm văn : – Hướng dẫn cách lập một dàn bài – Hướng dẫn phương pháp làm một bài tập làm văn . |
Tháng 10 | Luyện từ và câu :
– Phương pháp luyện viết câu – Các kiểu từ láy, dạng láy . – Câu theo mục đích : câu kể, câu hỏi, câu cảm . Tập làm văn : – Tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề : Mẹ con , Bà cháu – Làm văn theo kiểu bài tả cây cối. |
Tháng 11 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ – Tập đặt câu theo mô hình câu gộp, chia câu – Tập phát hiện các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ . – Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp các từ ngữ theo nhóm đó Tập làm văn : – Viết đoạn văn ngắn nói về cơn mưa đầu mùa, dòng sông quê em hay tả cảnh đêm trăng đẹp . – Viết bài văn tả loài vật .
|
Tháng 12 | Luyện từ và câu :
– Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm, bồi dưỡng theo dạng nâng cao . – Ôn tập các từ loại : danh từ, tính từ, động từ . – Cung cấp các điệp từ, điệp ngữ trong câu văn, câu thơ, nhấn mạnh ý. Tập làm văn : – Tập phân tích vẻ đẹp cảm thụ văn học trong các bài tập đọc, học thuộc lòng . – Viết bài văn tả cảnh khoảng 20 dòng
|
Tháng 1&2 | Luyện từ và câu :
– Cung cấp các dạng từ láy – Tập dung tính từ, dung biện pháp so sánh để mở rộng câu, làm cho câu có hình ảnh – Tìm từ trái nghĩa, gần nghĩa, giải nghĩa các từ gốc Hán – Việt Tập làm văn : – Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ theo chủ đề |
Tháng 3 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng từ,tập phân tích vẻ đẹp và cảm thụ văn học qua các đoạn văn, đoạn thơ – Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu – Tìm các thành phần : trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ Tập làm văn : – Hướng dẫn cách phân tích đề, cách quan sát sắp xếp ý theo kiểu bài tả cảnh sinh hoạt xen tả cảnh . – Tập trung đi sâu vào thể văn tả cảnh, tả cảnh sinh hoạt . |
Tháng 4 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ theo các chủ đề đã học. – Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ . – Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu – Tìm các thành phần : trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ Tập làm văn : – Hướng dẫn cách phân tích đề, cách quan sát sắp xếp ý theo kiểu bài tả người hoạt động xen tả cảnh . – Tập trung đi sâu vào thể văn tả người, tả cảnh sinh hoạt .
|
Tháng 5 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ theo các chủ đề đã học. – Cung cấp cho HS một số yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ Tập làm văn : – Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ . – Viết các bài văn theo kiểu bài tả người hoạt động xen tả cảnh . – Ôn tập các bài văn tả người, tả cảnh sinh hoạt, tả loài vật, tả cây cối.
|
MÔN TIẾNG VIỆT 3 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | Luyện từ và câu :
– Ôn về từ chỉ sự vật, so sánh – Mở rộng vốn từ : Thiếu nhi, gia đình – Ôn tập câu: Ai là gì ? – Dấu chấm Tập làm văn : – Kể về gia đình – Kể về nhà trường – Điền vào giấy tờ in sẵn |
Tháng 10 | Luyện từ và câu :
– Ôn về từ chỉ sự vật, so sánh – Mở rộng vốn từ : Cộng đồng – Ôn tập câu: Ai là gì ? – Ôn tập từ chủ hoạt động trạng thái . – Dấu chấm, dấu phẩy Tập làm văn : – Kể về buổi đầu em đi học . – Kể về người hành xóm . |
Tháng 11 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh . – Tìm từ chỉ sự vật được so sánh với nhau . – Ôn tập kiểu câu : Ai là gì? ; Ai làm gì? – Dấu phẩy, dấu chấm . Tập làm văn : – Viết đơn – Viết thư – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 12 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ : địa phương, dân tộc, thành thị, nông thôn . – Ôn tập về từ chỉ đặc điểm . – Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh . – Dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than . – Cung cấp các điệp từ, điệp ngữ trong câu văn , câu thơ . Tập làm văn : – Viết thư – Giới thiệu về hoạt động thành thị, nông thôn .
|
Tháng 1&2 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh, nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu?; Vì sao? – Ôn tập kiểu câu : Ai là gì? ; Ai làm gì ? – Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi – Mở rộng vốn từ : Sáng tạo nghệ thuật Tập làm văn : – Kể về lễ hội – Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật . – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 3 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh , nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao?, Để làm gì? – Ôn tập kiểu câu : Ai thế nào ? ; Ai làm gì ? , Ai là gì ? – Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi – Mở rộng vốn từ : Lễ hội, thể thao Tập làm văn : – Viết tin thể thao . – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 4 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh, nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì ? – Ôn tập các kiểu câu . – Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm – Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên Tập làm văn : – Ôn tập viết thư – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 5 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh , nhân hoá – Ôn tập các kiểu câu . – Ôn tập các từ loại – Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm đã học . Tập làm văn : – Viết đoạn văn kể về gia đình – Viết đoạn văn kể về quê hương, đất nước . |
MÔN TIẾNG VIỆT 2 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | Luyện từ và câu :
– Ôn về từ chỉ sự vật . – Mở rộng vốn từ : Học tập – Ôn tập câu: Ai là gì ? – Dấu chấm Tập làm văn : – Kể về gia đình – Kể về nhà trường – Điền vào giấy tờ in sẵn |
Tháng 10 | Luyện từ và câu :
– Ôn về từ chỉ sự vật, so sánh – Mở rộng vốn từ : Cộng đồng – Ôn tập câu: Ai là gì ? – Ôn tập từ chủ hoạt động trạng thái . – Dấu chấm, dấu phẩy Tập làm văn : – Kể về buổi đầu em đi học . – Kể về người hàng xóm . |
Tháng 11 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh . – Tìm từ chỉ sự vật được so sánh với nhau . – Ôn tập kiểu câu : Ai là gì ? ; Ai làm gì ? – Dấu phẩy, dấu chấm . Tập làm văn : – Viết đơn – Viết thư – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 12 | Luyện từ và câu :
– Mở rộng vốn từ : địa phương, dân tộc, thành thị, nông thôn . – Ôn tập về từ chỉ đặc điểm . – Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh . – Dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than . – Cung cấp các điệp từ , điệp ngữ trong câu văn, câu thơ . Tập làm văn : – Viết thư – Giới thiệu về hoạt động thành thị, nông thôn .
|
Tháng 1&2 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh , nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu?; Vì sao? – Ôn tập kiểu câu : Ai là gì ? ; Ai làm gì ? – Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi – Mở rộng vốn từ : Sáng tạo nghệ thuật Tập làm văn : – Kể về lễ hội – Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật . – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 3 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh , nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao ?, Để làm gì ? – Ôn tập kiểu câu : Ai thế nào ? ; Ai làm gì ? , Ai là gì ? – Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi – Mở rộng vốn từ : lễ hội, thể thao Tập làm văn : – Viết tin thể thao . – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 4 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh, nhân hoá – Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì ? -Ôn tập các kiểu câu . -Ôn tập : Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm -Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên Tập làm văn : – Ôn tập viết thư – Viết về quê hương, đất nước . |
Tháng 5 | Luyện từ và câu :
– Ôn tập phép so sánh, nhân hoá – Ôn tập các kiểu câu . – Ôn tập các từ loại – Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm đã học . Tập làm văn : – Viết đoạn văn kể về gia đình – Viết đoạn văn kể về quê hương , đất nước . |
2/ MÔN TOÁN :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | – Tính chất cơ bản của phân số .
– Ôn tập về các phép tính với phân số . – Luyện kĩ năng thực hiện các tính cộng, trừ, nhân, chia phân số . – Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số . |
Tháng 10 | – Ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài, Bảng đơn vị đo khối lượng .
– Đọc, viết, so sánh số thập phân – Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân . – Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính có số thập phân . |
Tháng 11 | – Tính giá trị của biểu thức có nhiều dấu phép tính .
– Tìm thành phần chưa biết của phép tính . – Tính giá trị của biểu thức có nhiều dấu phép tính bằng cách thuận tiện nhất . – Tìm tỉ số phần trăm của hai số . – Giải toán về tỉ số phần trăm . |
Tháng 12 | – Thực hành các bài toán nâng cao giải toán về tỉ số phần trăm .
– Ôn tập về các phép tính với số thập phân . – Thực hiện các bài toán tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật ở dạng toán nâng cao . |
Tháng 1&2 | – Giải toán hình (hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn) ở dạng nâng cao .
– Giải toán tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương – Giải các bài toán ở dạng chuyển động đều . |
Tháng 3 | – Giải toán tìm diện tích thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
– Giải các bài toán chuyển động đều ở dạng nâng cao . – Ôn tập về đo thời gian – Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính có đơn vị là số đo thời gian . |
Tháng 4 | – Ôn tập về các phép tính với phân số
– Ôn tập về số tự nhiên , số thập phân . – Ôn tập về đo độ dài ,đo khối lượng. – Ôn tập về đo diện tích , đo thể tích. – Ôn tập về tính chu vi , diện tích , thể tích một số hình . – Thực hành một số bài toán nâng cao . |
Tháng 5 | -Ôn tập các KT-KN cơ bản của CT Toán lớp 5 ở dạng nâng cao |
MÔN TOÁN 4 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | – Đọc và viết số có nhiều chữ số
– Ôn dãy số tự nhiên . – Viết số tự nhiên trong hệ thập phân . – So sánh các số tự nhiên . |
Tháng 10 | -Tìm số trung bình cộng .
– Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. – Ôn các tính chất của phép cộng và phép trừ . – Mở rộng dạng toán nâng cao . |
Tháng 11 | – Ôn các tính chất của phép nhân và phép chia .
– Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. – Củng cố bốn phép tính cộng ,trừ ,nhân ,chia . – Thực hành các bài toán nâng cao của dạng tìm số trung bình cộng. |
Tháng 12 | -Thực hành các bài toán nâng cao của dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
– Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân vào giải toán. – Dấu hiệu chia hết |
Tháng 1&2 | -Rút gọn phân số .
– So sánh phân số – Giải các bài toán ở dạng phân số . – Giải toán hình ( hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành ) |
Tháng 3 | -Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó .
– Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó . – Ôn tập về các phép tính với phân số . – Thực hiện các bài toán nâng cao của dạng toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó . |
Tháng 4 | -Ôn tập về các phép tính với phân số
– Ôn tập về đại lượng . – Ôn tập về tìm số trung bình cộng . – Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. – Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó – Ôn tập về hình học . |
Tháng 5 | -Ôn tập các kiến thức kĩ năng cơ bản của chương trình Toán lớp 4 ở dạng nâng cao |
MÔN TOÁN 3 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | -Đọc và viết số có 3 chữ số
– Ôn dãy số tự nhiên . – Viết số tự nhiên trong hệ thập phân . – So sánh các số tự nhiên . – Tìm một phần mấy của một số – Hình học : Chu vi của một hình |
Tháng 10 | -Phép nhân và phép chia hết ..
– Tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia, công, trừ. – Ôn các tính chất của phép cộng và phép trừ . – Giải toán có lời văn về dạng tìm một phần bằng nhau của một số – Mở rộng dạng toán nâng cao . |
Tháng 11 | -Ôn các tính chất của phép nhân và phép chia .
– Cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số – Bảng đơn vị đo độ dài – So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn . – Củng cố bốn phép tính cộng,trừ, nhân, chia . – Xác định góc vuông, góc không vuông, ghép hình .. |
Tháng 12 | -Tính chất chia một tổng cho một số ..
– Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân vào giải toán . – Dấu hiệu chia hết – Giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị . – Vận dụng bảng nhân, chia trong việc tính nhanh . – Mối quan hệ giữa các đơn vị đo . – Tính độ dài đường gấp khúc . |
Tháng 1&2 | -Tính giá trị các biểu thức
– Tính chu vi của hình vuông , hình chữ nhật – Cấu tạo số – Cộng các số trong phạm vi 10 000 – Vận dụng tính chất của phép tính để tính nhanh giá trị của biểu thức |
Tháng 3 | -Cấu tạo số
– Giải toán hợp – Vận dụng tính chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia để tính nhanh giá trị các biểu thức . – Diện tích của hình vuông, hình chữ nhật . |
Tháng 4 | – Bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
– Vận dụng tính chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia để tính nhanh giá trị các biểu thức . – Mối liên quan giữa các đại lượng |
Tháng 5 | -Ôn tập các KT-KN cơ bản của CT Toán lớp 3 ở dạng nâng cao |
MÔN TOÁN 2 :
Thời gian | Nội dung bồi dưỡng |
Tháng 9 | -Thành phần các số trong phép cộng .
– Thành phần các số trong phép trừ . – Phép cộng trừ có nhớ . – Đơn vị đo độ dài : Đề-xi-mét |
Tháng 10 | -Thực hành những bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở dạng nâng cao .
– Phép cộng có nhớ có tổng bằng 100 . – Đơn vị đo khối lượng : Kilôgam, Lít . – Nhận dạng và viết tên hình chữ nhật, hình tứ giác . |
Tháng 11 | – Thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
– Thực hiện các bài toán “tìm số hạng trong một tổng” – Thực hành những bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở dạng nâng cao . – Đơn vị : Kilôgam , Lít , Đề-xi-mét – Nhận dạng và viết tên hình chữ nhật, hình tứ giác . |
Tháng 12 | – Thực hiện các phép tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
– Giải phương trình đơn giản dưới dạng: Tìm số hạng trong một tổng , tìm số trừ, tìm số bị trừ . – Thực hiện các bài toán có đơn vị thời gian (ngày, giờ, tháng, năm) – Yếu tố hình học : Đường thẳng – Thực hành những bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở dạng nâng cao . |
Tháng 1&2 | – Ôn tập : Bảng nhân, Bảng chia .
– Giải phương trình đơn giản dưới dạng: Tìm số hạng trong một tổng , tìm số trừ, tìm số bị trừ, tìm thừa số, tìm số chia, tìm số bị chia . – Tìm giá trị các biểu thức có nhiều phép tính . – Tính độ dài đường gấp khúc . – Thực hành những bài toán giải ở dạng nâng cao . |
Tháng 3 | -Giải phương trình đơn giản dưới dạng : Tìm số hạng trong một tổng, tìm số trừ, tìm số bị trừ,tìm thừa số, tìm số chia, tìm số bị chia .
– Tìm giá trị các biểu thức có nhiều phép tính . – Tính độ dài đường gấp khúc . – Thực hành những bài toán giải ở dạng nâng cao . – Tính chu vi hình tứ giác, hình tam giác . |
Tháng 4 | – Vận dụng tính chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia để tính nhanh giá trị các biểu thức .
– Mối liên quan giữa các đại lượng – Thực hành những bài toán giải ở dạng nâng cao . – Tính chu vi hình tứ giác, hình tam giác . |
Tháng 5 | -Ôn tập các kiến thức kĩ năng cơ bản của chương trình Toán lớp 2 ở dạng nâng cao |
Lưu ý : Nội dung các môn còn lại GVBM tự lên nội dung bồi dưỡng gởi về BGH nhà trường duyệt
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu của nhà trường. Kính đề nghị các TTCM nghiên cứu kỹ kế hoạch để triển khai đến tất cả giáo viên trong tổ thực hiện thật nghiêm túc để đạt được kết quả cao nhất.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Lê Văn Quảng