KẾ HOẠCH Phụ đạo học sinh tiếp thu chậm, năm học 2021 – 2022

            PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI QUANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số    /KH-ĐQ       Đại Quang, ngày    tháng   năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Phụ đạo học sinh tiếp thu chậm, năm học  2021 – 2022

 

Căn cứ Công văn số 188/CV-PGDĐT  ngày 06/9/2021 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục tiểu học;

Căn cứ Phương hướng số 18/PH-ĐQ ngày 14/9/2021 của trường tiểu học Đại Quang về Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;

Căn cứ vào tình hình thực tế học sinh đầu năm học 2021-2022 của trường; Nay Bộ phận chuyên môn trường Tiểu học Đại Quang có kế hoạch tổ chức phụ đạo học sinh chậm tiến cụ thể năm học 2021- 2022 cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được các năm qua trong việc phụ đạo học sinh chậm tiến, đào tạo được một đội ngũ học sinh có kiến thức vững làm nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước mà toàn ngành giáo dục đã và đang ra sức chỉ đạo, phát động nhiều phong trào dạy tốt, học tốt từ đó giúp các em luôn được mở rộng, nâng cao kiến thức tạo nền tảng cho việc tự học, tự khám phá ra những kiến thức mới. Trên cơ sở đó xây dựng cho học sinh có thái độ, lòng tự tin, sự say mê học tập, góp phần nâng cao chất lượng ngày càng cao so với mặt bằng chung của cả huyện và cũng là tiền đề vững chắc khi bước vào bậc học phổ thông cơ sở cho những năm sau.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Tổng số học sinh:  971em/453 nữ

(Cơ sở 1 :   532 em ; Cơ sở 2 : 439 em)

Tổng số lớp           :    32 lớp     ( Cơ sở 1 :17 lớp ; Cơ sở 2 :15 lớp )

Tổng số GVCN     :    32GV

Tổng số  GV trực tiếp giảng dạy : 47 GV.

Số HS tiếp thu chậm ( Có danh sách kèm theo)

  1. Thuận lợi

– Trường được sự chỉ đạo, quan tâm, theo dõi của các cấp lãnh đạo

– Được sự quan tâm hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện tích cực của hội CMHS.

– Trình độ đào tạo của GV đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn các GV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, nhanh chóng tiếp cận phương pháp dạy học mới, đây là cơ sở để thúc đẩy phong trào của nhà trường đi lên.

  1. Khó khăn

Trong công tác dạy học yêu cầu thường xuyên đổi mới, một số GV chưa thật sự phát huy hết khả năng tự học, tự nghiên cứu ( ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong tích lũy viết và áp dụng SKKN..

Đời sống nhân dân trong địa bàn còn khó khăn, thu nhập thấp nên việc đóng góp của nhân dân, của PHHS còn hạn chế.

Đây là vùng thấp lụt, hằng năm thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho nhà trường và nhân dân.

          III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

HỌC KÌ I :

Giáo viên dạy môn Toán và Tiếng Việt có trách nhiệm phụ đạo trong quá trình dạy vào các tiết học trên lớp. Nội dung phụ đạo dựa vào chương trình Toán và Tiếng việt ở sách giáo khoa. Phụ đạo các kiến thức cơ bản mà HS tiếp thu không kịp ở các tiết học.

Giáo viên phải có sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh được phụ đạo .

HỌC KÌ II :

Kế hoạch tập trung cho hai cơ sở

Thành phần được phụ đạo là những học sinh chậm tiến dựa vào kết quả khảo sát đầu năm và kết quả điểm kiểm tra ở  HKI.

Lịch phụ đạo: Hằng tuần Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên dạy vào chiều thứ thư tuần 2; 3; 4.

Ngoài ra giáo viên phụ trách môn dạy vẫn phải theo dõi và thường xuyên và phụ đạo cho các em vào các tiết luyện tập  .

Giáo viên dạy phụ đạo phải có sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh được phụ đạo.

(Lưu ý : Đối với HS lớp 1 trong quá trình dạy GV chủ nhiệm có trách nhiệm theo dõi giúp đỡ những HS tiếp thu chậm và có biện pháp hỗ trợ trong từng tiết dạy)

  1. NỘI DUNG PHỤ ĐẠO :
  2. Môn Tiếng Việt : (Có chương trình riêng)
  3. a) Đối lớp 1:

HS nắm được chữ cái, âm, vần, từ, câu. Viết chữ đúng độ cao, cỡ chữ.

  1. b) Đối với lớp 2:

          * Phần Luyện từ và câu: 

Hiểu nghĩa của từ , biết vận dung một số từ ngữ đặt câu theo chủ đề.

Điền từ sát nghĩa trong 1 bài ( hoặc đoạn viết ) cho sẵn.

Hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các từ trong một chủ đề.

Hiểu và tìm được các từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, từ chỉ đặc điểm.

* Phần Tập làm văn  

Nắm được yêu cầu và cách làm một số bài tập làm văn ở các dạng: kể chuyện; quan sát tranh; viết đoạn văn ngắn theo chủ đề ….

Biết dùng từ (nói) trong một ngữ cảnh phù hợp

* Cảm thụ văn học:

Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.

  1.   c) Đối với lớp 3

           * Luyện từ và câu

Hiểu được một số từ ngữ theo chủ đề .

Biết điền từ ở một số bài cho sẵn . Biết dùng từ ngữ để đặt  câu .

Nhận diện và biết đặt câu có dùng biện pháp so sánh, nhân hoá; các từ chỉ hoạt động, tính chất .

Mở rộng vốn từ theo các chủ đề .

Nắm được một số câu tục ngữ, ca dao nói về một đề tài, hiểu và biết vận dụng.

*TLV: Biết viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu, theo chủ đề, biết dùng từ chính xác, bài văn có hình ảnh ….

  1. d) Đối với lớp 4

          * Luyện từ và câu

Nắm chắc các từ loại danh từ, động từ, tính từ trong câu.

Biết mở rộng vốn từ theo các chủ đề.

Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong các loại câu.

Biết sử dụng các dấu câu trong khi đặt câu.

Biết thêm trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân, phương tiện cho câu

*Tập làm văn

Biết xây dựng được đoạn văn kể chuyện, các cách mở bài khác nhau ….

Biết viết được loại văn miêu tả và cách dùng từ gợi tả về hình ảnh, màu sắc

  1. e) Đối với lớp 5

* Luyện từ và câu

Nắm chắc các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm khác nghĩa, từ nhiều nghĩa.

Nắm được về mối quan hệ từ trong câu, cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng .

Cách ghi các dấu câu .

* Tập làm văn

Biết xác định nội dung yêu cầu đề bài, xác định được các loại văn tả cảnh, tả người, tả đồ vật, cây cối, kể chuyện ….

Biết dùng từ gợi tả, so sánh để tạo thêm bài văn có cảm xúc .

  1. Môn Toán

Nội dung bao gồm :

Số và chữ số – dãy số ( Số tự nhiên, số thập phân, phân số )

Các phép tính về số tự nhiên, số thập phân, phân số.

Các tính chất của các phép tính.

Các dạng tìm hai số.

Các bài toán có lời văn.

Các bài toán điển hình.

Đại lượng và đo đại lượng.

Hình học.

  1. a) Đối với lớp 2

*Các số tự nhiên: Hiểu và nắm được:

Phép cộng và phép trừ . Mối quan hệ và các tính chất.

Phép nhân, chia đến 2, 5.

Biết gọi tên các thành phần của phép cộng và trừ.

        *Các đại lượng

Học sinh nắm được đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo.

Học sinh nắm được đơn vị đo khối lượng – Dung tích (Lít).

*Các yếu tố hình học

Biết nhận dạng hình ( tam giác, tứ giác, hình khối … )

Vẽ thêm và tìm số luợng có trong hình – Nêu tên.

*Giải toán có lời văn

Biết tóm tắt đề toán. (bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng.)

Giải toán dạng thêm, bớt, ít hơn, nhiều hơn …

Biết lí giải bài toán đơn giản.

  1. b) Đối với lớp 3:

*Các số tự nhiên

Thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia. Làm quen và tính được giá trị các biểu thức .

Nắm được thành phần của phép chia, nhân. Tìm thành phần chưa biết.

*Các đại lượng

Nắm và hiểu được, phân biệt được đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.

Nắm được các mối quan hệ của đơn vị đo

*Các yếu tố hình học

Tìm số lượng hình, nêu tên hình, vẽ thêm hình.

Biết được đỉnh, góc, cạnh góc vuông, góc không vuông.

Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi và diện tích hình vuông.

* Giải toán có lời văn

Giải toán dạng thêm, bớt, ít hơn, nhiều hơn, gấp, giảm một số lần.

  1. c) Đối với lớp 4:

* Các số tự nhiên

Biết viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tính chất của các phép tính .

       *Phân số

Biết cộng, trừ, nhân, chia phân số .

Nắm được tính chất phân số, so sánh phân số cùng mẫu, cùng tử hoặc mượn phân số trung gian để so sánh.

Biết quy đồng  phân số.

*Đo lường

Hiểu và biết đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng.

*Hình học

Biết tính diện tích hình bình hành, hình thoi .

*Các loại toán điển hình :

Nắm thành thạo các bước ở các dạng toán: TB cộng, tìm hai số khi biết tổng hiệu, tổng tỉ; hiệu và tỉ ….

  1. d) Đối với lớp 5:

*Số tự nhiên

Nắm chắc thêm về số và chữ số, dãy số, quy luật dãy số.

Nắm chắc tính chất của 4 phép tính .

Tính nhanh theo nhiều dạng .

Các dạng toán tìm x .

*Số thập phân

Nắm chắc về cộng, trừ, nhân, chia so sánh số thập phân.

Viết được các số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.

*Hình học

Biết được các yếu tố của hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương và cách tính chu vi, DT các hình. Vận dụng biến đổi công thức tính.

Trên đây là kế hoạch phụ đạo học sinh chậm tiến của Trường Tiểu học Đại Quang năm học 2021-2022. Kính đề nghị các TTCM nghiên cứu kỹ kế hoạch để triển khai đến tất cả giáo viên trong tổ thực hiện  thật nghiêm túc để đạt được kết quả cao nhất.

                                                                                                   

       Nơi nhận:                                                           KT.HIỆU TRƯỞNG                                     

          -TTCM                                                          PHÓ HIỆU TRƯỞNG

          -Lưu VT

                                                                                      (Đã ký)

 

                                                                                         Lê Văn Quảng                                               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          A/MÔN TIẾNG VIỆT

  1. TIẾNG VIỆT 5 :

          Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn Tiếng Việt lớp 5

+   Luyện từ và câu :

  • Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ.
  • Tập đặt câu theo mô hình gộp câu, chia câu .
  • Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .
  • Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp theo nhóm đó.
  • Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa

+   Tập làm văn :

  • Hướng dẫn phương pháp làm một bài văn
  • Cung cấp cho học sinh hiểu thế nào là một bài văn hay
  • Củng cố các kiểu bài : tả cảnh , tả người , tả đồ vật và kể chuyện .

 

  1. MÔN TIẾNG VIỆT 4 :

Yêu cầu : Cung cấp cho HS toàn bộ chương trình môn tiếng việt lớp 4

+   Luyện từ và câu :

  • Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ.
  • Tập đặt câu theo các chủ điểm đã được học.
  • Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .

+   Cảm thụ văn học:

–   Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về luyện từ và câu, viết câu, viết đoạn văn có dùng các biện pháp tu từ,

–    Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm và giải thích việc sắp xếp theo nhóm đó.

  • Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa .

+   Tập làm văn :

  • Luyện tập cho HS viết đoạn văn.
  • Đi sâu vào văn kể chuyện, tả cảnh, tả đồ vật, tả loài vật .

 

III/MÔN TIẾNG VIỆT 3 :

Yêu cầu : Phụ đạo  cho HS những kiến thức trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3

    +  Luyện từ và câu : Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ theo các chủ điểm đã học

  • Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau, phát hiện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ .
  • Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm .
  • Biết đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu

    +  Cảm thụ văn học: Luyện tập cho học sinh các dạng bài tập về tu từ, viết câu gợi tả,gợi cảm, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.

  • Sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu, viết đoạn .

+ Tập làm văn :

  • Hướng dẫn HS phương pháp viết một đoạn văn
  • Củng cố kiểu bài : kể chuyện ..

 

IV/ MÔN TẾNG VIỆT 2 :

Yêu cầu : Phụ đạo cho HS những kiến thức trong chương trình môn tiếng việt lớp 2

+   Luyện từ và câu :

  • Bài tập về mở rộng từ, nghĩa của từ, từ loại, câu (kiểu câu, thành phần câu )
  • Tập dùng từ để đặt câu
  • Tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau
  • Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ, viết câu gợi tả, gợi cảm và biết phân tích vẻ đẹp, biết cảm thụ văn học trong các bài tập đọc.
  • Sắp xếp các từ ngữ theo nhóm
  • Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa .

+   Tập làm văn :

–    Hướng dẫn viết đoạn văn từ 5 đến 6 dòng . Đi sâu vào các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống .

B/ MÔN TOÁN

I/ TOÁN 5 :

  • Nắm vững bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia); các dạng tổng hợp ; các dạng toán điển hình như: quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều, giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
  • Thực hiện các phép tính về phân số, số thập phân .
  • Thực hiện các bài toán về hình học : hình thang, hình trụ, hình tròn, hình lập phương và một số dạng của hình tam giác .

 

II/ TOÁN 4 :

  • Nắm vững bốn phép tính cơ bản, các dạng tổng hợp, các dạng toán điển hình như: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
  • Thực hiện các phép tính về phân số

 

III/ TOÁN 3 :

  • Nắm vững bốn phép tính cơ bản, các dạng tổng hợp, các dạng toán điển hình như: giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
  • Mối quan hệ giữa các đại lượng .
  • Các chậm tiến tố hình học : Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, diện tích hình vuông,diện tích hình chữ nhật .

IV/ TOÁN 2 :

–   Nắm vững bốn phép tính cơ bản, tính giá trị  các biểu thức

  • Mối quan hệ giữa các đại lượng .
  • Các chậm tiến tố hình học: Hình tứ giác, hình chữ nhật, đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình chữ nhật, hình tứ giác.
  • Giải toán hợp bằng hai phép tính .

Trên đây là kế hoạch phụ đạo học sinh chậm tiến của nhà trường. Kính đề nghị các TTCM nghiên cứu kỹ kế hoạch để triển khai đến tất cả giáo viên trong tổ thực hiện  thật nghiêm túc để đạt được kết quả cao nhất.

                                                                                                   

                                                                               KT.HIỆU TRƯỞNG                                     

                                                                              PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                                    Lê Văn Quảng